Tin tức & Sự kiện

12
12/09

BÀI TOÁN AN NINH CHO NGUỒN NƯỚC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

530 (Lượt xem)

Lưu vực sông Cửu Long, nơi sản xuất 50% lượng lúa gạo của Việt Nam đang đối mặt với tình trạng căng thẳng về nguồn nước, có nguy cơ đe dọa an ninh lương thực và xuất khẩu quốc gia. Do vậy, cần cân đối lại nhu cầu nguồn nước để 3 vùng: Thượng nguồn, trung nguồn và vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với cơ cấu chung.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ sau năm 2012, khi các hồ chứa lớn phía Trung Quốc trên sông Lan Thương và các thủy điện dòng nhánh hoạt động đã tác động rất lớn đến dòng chảy về ĐBSCL và thay đổi diễn biến xâm nhập mặn, mặn có xu hướng xuất hiện sớm hơn từ 1 - 1,5 tháng so với thời gian trước năm 2012.
 
Chỉ trong vòng 5 năm gần đây, ĐBSCL đã xuất hiện 2 kỳ xâm nhập mặn nghiêm trọng. Kỳ xâm nhập mặn năm 2015 - 2016 gây thiệt hại tới 405.000 ha diện tích sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới việc cấp nước sinh hoạt cho 210.000 hộ dân. Năm 2019 - 2020, tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng hơn khi chiều sâu ranh mặn 4 g/l lớn nhất xâm nhập vào sâu hơn từ 3 - 9 km so với năm 2015 - 2016.
 
Tuy vậy, năm 2020, với sự điều hành chỉ đạo hiệu quả, ảnh hưởng của xâm nhập mặn, thiếu nước lên sản xuất nông nghiệp và dân sinh đã giảm đáng kể. Tổng cộng có 74.300 ha diện tích gieo trồng bị thiệt hại (tương đương 18,3% so với năm 2015 - 2016), 96.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt (46% so với năm 2015 - 2016).
 
Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, khu vực ĐBSCL đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu. Vùng đồng bằng màu mỡ này đang chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thay đổi triều cường, thay đổi hướng gió… và những ảnh hưởng từ thượng nguồn đã tác động cực đoan rất lớn đến đồng bằng này.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ sau năm 2012, khi các hồ chứa lớn phía Trung Quốc trên sông Lan Thương và các thủy điện dòng nhánh hoạt động đã tác động rất lớn đến dòng chảy về ĐBSCL và thay đổi diễn biến xâm nhập mặn, mặn có xu hướng xuất hiện sớm hơn từ 1 - 1,5 tháng so với thời gian trước năm 2012.
 
Chỉ trong vòng 5 năm gần đây, ĐBSCL đã xuất hiện 2 kỳ xâm nhập mặn nghiêm trọng. Kỳ xâm nhập mặn năm 2015 - 2016 gây thiệt hại tới 405.000 ha diện tích sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới việc cấp nước sinh hoạt cho 210.000 hộ dân. Năm 2019 - 2020, tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng hơn khi chiều sâu ranh mặn 4 g/l lớn nhất xâm nhập vào sâu hơn từ 3 - 9 km so với năm 2015 - 2016.
 
Tuy vậy, năm 2020, với sự điều hành chỉ đạo hiệu quả, ảnh hưởng của xâm nhập mặn, thiếu nước lên sản xuất nông nghiệp và dân sinh đã giảm đáng kể. Tổng cộng có 74.300 ha diện tích gieo trồng bị thiệt hại (tương đương 18,3% so với năm 2015 - 2016), 96.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt (46% so với năm 2015 - 2016).
 
Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, khu vực ĐBSCL đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu. Vùng đồng bằng màu mỡ này đang chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thay đổi triều cường, thay đổi hướng gió… và những ảnh hưởng từ thượng nguồn đã tác động cực đoan rất lớn đến đồng bằng này.
 
Báo cáo trước Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Quá trình phát triển kinh tế và khai thác tài nguyên nước ngầm, cát sỏi không đúng quy hoạch; cùng với tác động của đập thuỷ điện ở 5 nước thượng nguồn dẫn đến hậu quả khốc liệt. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết số 120 đã bao gồm các giải pháp trên cơ sở tích hợp của các ngành vào kế hoạch chung và kịch bản phát triển tổng thể của 13 tỉnh ĐBSCL.
Riêng ngành nông nghiệp, Chính phủ giao xây dựng Đề án Phát triển tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng mới; xây dựng đề án phát triển hệ thống thủy lợi, thích ứng với cơ cấu sản xuất mới; rà soát, đánh giá, xây dựng đề án để thích ứng và xử lý vấn đề sạt lở đối với bờ biển ĐBSCL; xây dựng một đề án tổng thể về phát triển giống cho 3 nhóm thủy sản, trái cây và lúa gạo…
 
Tinh thần chung là xây trục sản xuất mới cân đối lại nhu cầu nguồn nước. Nếu trước kia, ĐBSCL dựa vào nguồn nước để ưu tiên cho lúa, thủy sản, trái cây thì giờ xoay trục lại, xác định thủy sản là ưu tiên hàng đầu. “Như vậy, cần cân đối lại nhu cầu nguồn nước để 3 vùng thượng nguồn, trung, vùng ven biển thích ứng với cơ cấu chung. Vừa thích ứng để có không gian phát triển đối tượng sản xuất vừa thích ứng với thị trường thế giới”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
 
Cân bằng tổng thể nhóm giải pháp công trình

Vẫn theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2019, dù các cơ quan đã sớm chủ động kế hoạch ứng phó; song năm 2020 khi mốc lịch sử mới về độ hạn mặn được thiết lập, chúng ta phải dùng đến nội hàm “kiệt”. Chính sự “kiệt” này đã ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái nói chung và đời sống nói riêng. Do đó, các địa phương cần lấy đây là mốc hạn mặn mới để tính toán bài toán cân đối cho từng tỉnh ở ĐBSCL.
 
Không chỉ cấp chính quyền, bà con nhân dân, từng xã, từng huyện cũng cần biết tự cân đối nguồn nước. Đặc biệt, cân bằng tổng thể các nhóm giải pháp công trình của Nhà nước và tỉnh. Doanh nghiệp cũng phải vào cuộc bằng thiết chế mới, cung cấp nhóm sản phẩm mới.
 
Nhấn mạnh giải pháp thiết kế công trình phải gắn giữa thiết kế cứng và thiết kế mềm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị, các địa phương tận dụng nguồn tài nguyên một cách phù hợp, không ảnh hưởng đến môi trường mà vẫn tích cực phục vụ cho sản xuất. Với những giải pháp về công trình gắn giải pháp mềm là bờ sông, bờ biển; tương lai vừa kè, vừa gắn với phát triển hệ thống thảm thực vật rừng nước mặn, có như vậy, mới đáp ứng được yêu cầu.
 
Định hướng đảm bảo an ninh nguồn nước cho 3 vùng:
 
Vùng thượng đồng bằng: Chủ động kiểm soát lũ bảo vệ khu dân cư, diện tích trồng lúa 2 vụ, diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung; bảo vệ không gian thoát lũ, kết hợp giải pháp trữ nước lũ vùng ngập sâu.
 
Vùng giữa đồng bằng: Hoàn thiện, khép kín công trình thuỷ lợi, đê bao bờ bao bảo vệ đô thị, khu dân cư, vùng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản tập trung; thực hiện các giải pháp trữ nước, chuyển nước mùa lũ.
 
Vùng ven biển: Đầu tư các cống lớn chủ động điều tiết, kiểm soát triều, mặn, lợ, ngọt, đảm bảo giao thông thủy. Tiếp tục đầu tư các tuyến đê biển kết hợp giao thông, trồng rừng bảo vệ bờ biển. Triển khai giải pháp chuyển nước từ sông chính về vùng ven biển. Ứng dụng, chuyển giao công nghệ xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản.

Nguồn tin: baotainguyenmoitruong.vn

 

Tin tức khác

21
21/09

TNG-SOLUTIONS KỶ NIỆM 9 NĂM THÀNH LẬP (18/09/2012-18/09/2021)

Mỗi tháng trong năm luôn gắn liền với một dấu ấn, một sự kiện đáng nhớ. Với công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng TNG, tháng 9 năm nay là thời điểm đặc biệt, đánh dấu sự kiện quan trọng: “Kỷ niệm 9 năm ngày thành lập Công ty 18/09/2012-18/09/2021"

Chi tiết
0987.992.697