Tin trong ngành

10
10/06

CÔNG TRÌNH BƠM NƯỚC KHÔNG ĐIỆN Ở HÀ GIANG-ĐỒNG BÀO HƯỞNG LỢI

593 (Lượt xem)

(TN&MT) - Sau một thời gian vận hành, dự án KaWaTech - công trình bơm nước không dùng điện được thực hiện tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã giúp đồng bào sinh sống trên địa bàn huyện được hưởng lợi nhờ thoát khỏi tình trạng khan hiếm nước. Theo dự kiến, công trình sẽ còn được nhân rộng đến một số khu vực thiếu nước tại Hà Giang và Cao Bằng trong thời gian không xa.

10 năm nỗ lực đem nước đến cao nguyên đá Đồng Văn.....

Mặc dù là một trong những “điểm nóng” du lịch được nhiều du khách ưa thích, cao nguyên đá Đồng Văn vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, gây khó khăn cho cuộc sống của các hộ dân đang sinh sống tại đây.

Qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy có nhiều sản phẩm của các đề án được áp dụng tại khu cao nguyên đá Đồng Văn như lu chứa đựng nướcbể nước tự chảyhồ treo trên núi,… nhưng theo thời gian những giải pháp này bộc lộ nhược điểm và chỉ sử dụng được nước trong thời gian ngắn, thậm chí sau một thời gian nước bị vẩn đục, gây mất vệ sinh, an toàn cho người dân sử dụng.

Trước thực trạng đó, năm 2008 Bộ TN&MT đã giới thiệu và giao nhiệm vụ cho Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, phối hợp với Viện Quản lý nước và lưu vực sông – Viện Công Nghệ Karlsruhe (Cộng hòa Liên bang Đức) nghiên cứu, triển khai công nghệ nhằm khai thác nước ở các khu vực đá vôi.

Được biết, đối tác trên được Bộ TN&MT giới thiệu với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. Trước đó, đối tác CHLB Đức đã ứng dụng thành công công nghệ bơm lấy nước ở hang động cho Indonesia. Nhận nhiệm vụ, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cùng Đại học Thủy lợi dẫn đoàn đối tác đi một số khu vực tiềm năng như ở nông trường Đồng Giao thuộc thị xã Tam Điệp, Ninh Bình hay ở Đồng Văn, Hà Giang.

Toàn cảnh Nhà máy thủy điện Séo Hồ và trạm bơm nước PAT thuộc dự án KaWaTechToàn cảnh Nhà máy thủy điện Séo Hồ và trạm bơm nước PAT thuộc dự án KaWaTech

Ông Hồ Tiến Chung - Trưởng Phòng Kiến tạo và Địa mạo (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản), một trong những người tham gia dự án cho biết: Sau quá trình khảo sát, tìm hiểu và nghiên cứu năm 2009, tổ khảo sát quyết định chọn khu vực Đồng Văn. Tổ tham gia, thực hiện dự án được thành lập gồm Viện đại diện cho phía Việt Nam, các đối tác đến từ KIT (CHLB Đức) và các đồng nghiệp đến từ Vương quốc Bỉ. Từ năm 2009, tổ đã bắt đầu nghiên cứu, quan trắc, thu thập dữ liệu, tìm phương án tiền khả thi.

Tháng 2/2014, Dự án Kawatech được triển khai tại thôn Séo Hồ, xã Thài Phìn Tủng, với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng, trong đó, Cộng hòa Liên bang Đức hỗ trợ 2,5 triệu Euro (tương đương gần 70 tỷ đồng), Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ gần 9 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đối ứng gần 70 tỷ đồng.

Sau nhiều năm thi công, cuối năm 2019, Dự án hoàn thành với các hạng mục như: Hệ thống bơm không dùng điện với 2 tổ bơm, tổng công suất 19 lít/s. Có thể bơm cấp 1.800m3 nước/ngày, phục vụ khoảng 10.000 dân sử dụng; đường ống áp lực có khả năng chịu được áp lực nước, tương đương cột nước cao 800m, với chiều dài khoảng 2,5km; tuyến ống thép áp lực tổng chiều dài gần 2,4km, bơm nước lên bể chứa tại thôn Ma Ú, xã Thài Phìn Tủng với độ chênh cao 540m so với điểm đặt hệ thống bơm nước. Công trình đã được vận hành thử nghiệm thành công với công suất đạt 1.600m3/ngày đêm, đảm bảo cấp đủ nước cho toàn bộ thị trấn Đồng Văn hiện tại và tương lai.

Theo ông Hồ Tiến Chung, dự án có 2 pha được thực hiện, gồm: pha 1 tập trung vào nghiên cứu và bơm nước, pha 2 là xử lý nướccung cấp nước sạch cho địa phương. Với công suất bơm 1.500 m3/ngày đêm, đủ để cung cấp nước cho 2.000 hộ dân tương ứng với 10.000 dân sống ở khu vực thị trấn Đồng Văn và những khu lân cận của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Sẽ nhân rộng công trình bơm nước không điện

Theo báo cáo của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường huyện Đồng Văn, công trình đã được vận hành và huyện đã lắp thêm hàng chục đồng hồ nước cho bà con sinh sống ở các khu vực cao hơn mà trước đây nước không thể bơm đến. Nhờ công trình này, các thôn ven thị trấn Đồng Văn đã có nước và bà con rất hào hứng khi không phải sống chung với tình trạng thiếu nước như nhiều năm trước.

Chia sẻ về những khó khăn còn tồn tại trong quá trình triển khai dự án, ông Hồ Tiến Chung cho biết: Hiện tại, một tuyến đường ống đã xây dựng xong nhưng vướng vào công trình xây dựng đường của một dự án khác của huyện, nên hiện tại tuyến đường ống cung cấp nước cho các thôn ở khu vực phía Bắc thị trần Đồng Văn chưa thể đi vào hoạt động.

Theo Báo Tài nguyên và Môi trường

 

Tin tức khác

29
29/04

HÀ NỘI DUY TRÌ SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH MÙA HÈ LÊN ĐẾN 1,52 TRIỆU M3/NGÀY ĐÊM

(TN&MT) - Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, để đảm bảo đủ nguồn nước sạch cho nhân dân dịp hè 2022, Sở đã tham mưu UBND Thành phố kế hoạch cấp nước, duy trì sản xuất 1,37 đến 1,52 triệu m3 nước/ngày đêm.

Chi tiết
25
25/02

NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI NĂM 2022 CÓ CHỦ ĐỀ LÀ: "NƯỚC NGẦM"

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992, Liên Hợp Quốc đã ra Nghị quyết lấy ngày 22 tháng 3 hàng năm là Ngày Nước Thế giới và bắt đầu được tổ chức thường niên từ năm 1993.

Chi tiết
20
20/03

ĐÀ NẴNG TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG NHIỄM MẶN, THIẾU NƯỚC SINH HOẠT

(TN&MT) Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng vừa có báo cáo gửi UBND TP Đà Nẵng về tình hình nguồn nước tại các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và đề xuất triển khai các giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn mùa hè sắp đến.

Chi tiết
0987.992.697