Tin dự án

25
25/10

TNG THI CÔNG GIAI ĐOẠN 2 DỰ ÁN SÀI GÒN–MÊ KÔNG

1854 (Lượt xem)

Được triển khai từ năm 2015, dự án xây dựng nhà máy nước Sài Gòn – Mê Kông tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đã trở thành một trong những chiến lược lớn về nhà máy nước sạch của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng.

Dự án được thỏa thuận ký kết hợp tác giữa Công ty cổ phần Cấp nước Cần Thơ 2 và Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn với tổng nguồn vốn dự kiến đầu tư khoảng 260 tỷ đồng và cam kết thời gian xây dựng trong vòng 2 năm, toàn bộ công trình sẽ hoàn thành và cung cấp nước cho người dân thành phố Cần Thơ và một số vùng lân cận. Với lượng nước dung cho các nhu cầu trong nội bộ nhà máy là khoảng 5% công suất nước sạch phát ra thì công suất nước thô và công suất của các công trình xử lý của nhà máy nước Sài Gòn – Mê Kông là 52.500 m3/ngày.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư chiến lược dự án Đầu tư xây dựng nhà máy nước công suất 5 0.000 m3/ngày

Do vấn đề nguồn vốn từ phía chủ đầu tư cũ mà công trình của dự án đã bị tạm dừng trước năm 2018. Cho đến hiện tại, phần xây dựng thô và cơ bản của nhà máy đã xong nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạng mục chưa được hoàn thành , đặc biệt là phần lắp đặt công nghệ xử lý, công trình thu và trạm bơm, bể lọc và trạm bơm nước rửa lọc, các bể chứa và bể khuấy PAC, tuyến ống nước thô… là những điều kiện chính để vận hành chu trình nước sạch cho nhà máy. Đây là lý do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng TNG đã trở thành nhà thầu tiếp nhận phần còn lại dự án và bắt đầu triển khai xây dựng từ đầu tháng 7 năm 2020.

Khu đất xây dựng nhà máy nằm ở bờ rạch Khai Luông - một nhánh của sông Hậu. Nước thô được khai thác từ rạch Khai Luông giáp ranh với nhà máy nước Sài Gòn – Mê Kông, liền kề với nhà máy nước Cần Thơ 2. Chiều rộng rạch Khai Luông khoảng 80-100m. chiều dài khoảng 4.5km, bao quanh toàn bộ Cồn Khương. Mực nước sông trung bình là  +0.5m, đáy sông sâu nhất là -4.5m. Theo các số liệu khảo sát, nguồn nước thô của hệ thống sông Hậu sẽ đáp ứng đủ các các chỉ tiêu về độ đục, sắt tổng cộng và vi sinh Coliform, các chỉ tiêu về (NO3-), (NH4+) tăng giảm quanh giới hạn cho phép.

Nguồn nước thô của nhà máy nước Sài Gòn- Mê Kông được khai thác trực tiếp từ hệ thống sông Hậu

Ngay từ khi tiếp nhận, Ban lãnh đạo TNG đã trực tiếp khảo sát phần xây dựng dở dang của nhà máy Sài Gòn – Mê Kông tại thành phố Cần Thơ và hoạch định ra những chiến lược xây dựng, công nghệ và vật tư sao cho dự án được thực hiện hiệu quả và nhanh chóng nhất. Việc bắt kịp xu hướng hiện đại hóa công trình xử lý nước, áp dụng tự động hóa và tiết kiệm diện tích xây dựng, sử dụng công nghệ lamella là một bước đột phát trong công nghệ của dự án. Để có thể xử lý linh hoạt với các loại hóa chất khác nhau như phèn nhôm sunfat, PAC, hoặc phèn sắt clorua, điểm đặc biệt của dự án là có thêm khu pha chế vôi.

Sơ đồ dây chuyền công nghệ lựa chọn:

Ban lãnh đạo TNG trực tiếp khảo sát hiện trạng nhà máy nước Sài Gòn – Mê Kông

 

Tình trạng dở dang của nhà máy trước khi TNG đi vào tiếp nhận

 

Ngay từ đầu tháng 7 năm 2020, các vật tư xây dựng cơ bản như sắt, thép, các thiết bị máy móc đã được tập kết tại công trường đầy đủ. Do đó, các bộ phận khác như vật tư, kế toán, nhân sự, tài chính cũng lên kế hoạch chuẩn bị nguồn lực  để hỗ trợ sát sao và kịp thời cho công trình.

Dự toán đã hoàn thành và các hợp đồng đang được ký kết, TNG đang thúc đẩy mọi thứ theo một quỹ đạo mới để nhà máy Sài Gòn – Mê Kông sẽ thực sự hoàn thành và đi vào vận hành trong năm 2021.

 

 

 

Tin tức khác

31
31/08

Khánh thành NMN Vạn Niên

Chỗ này là phần tiêu đề tóm tắt bài viết (như kiểu mở bài)

Chi tiết
25
25/10

TNG TIẾN HÀNH VẬN HÀNH THỬ HỆ THỐNG NHÀ MÁY NƯỚC NHỊ THÀNH GĐ2

Trải qua hơn 6 tháng xây dựng giai đoạn II của Nhà máy nước Nhị Thành, sáng ngày 24/10/2022, phối hợp cùng với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần hạ tầng nước DNP Long An, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng TNG đã tiến hành bơm nước vận hành chạy thử hệ thống nhà máy.

Chi tiết
0987.992.697